Bản vẽ thiết kế phòng sạch là phương tiện dùng để trao đổi và truyền đạt giữa bên thi công và khách hàng. Sau khi có bản vẽ các bên sẽ tiến hành trao đổi và thống nhất trước khi tiến hành thi công phòng sạch. Vậy trong một bản vẽ phòng sạch tiêu chuẩn sẽ bao gồm những nội dụng gì? Quy trình ra sao và các bước thực hiện? Bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp các bạn tìm hiểu các bước thực hiện thiết kế bản vẽ phòng sạch tiêu chuẩn GMP.

Phòng sạch là gì?

Phòng sạch là gì?

Phòng sạch, tên tiếng quốc tế là Cleanroom, đây là môi trường gần như được coi là vô trùng, là nơi được kiểm soát các chất làm ô nhiễm như bụi mịn, vi khuẩn trong không khi hay các hạt sol được lọc ra khỏi phòng để mang lại khu vực sạch nhất có thể. Nhiệt độ, độ ẩm không khí, áp suất trong phòng sạch cũng cần được kiểm soát một cách nghiêm ngạch.

Phòng sạch hiện nay được ứng dụng phổ biến trong các lĩnh vực như: Nghiên cứu sinh học, dược phẩm, điện tử,… Tùy vào những ngành nghề và ứng dụng khác nhau, phòng sạch cũng được phân loại các cấp độ sạch khác nhau. Việc tiến hành khảo sát trước khi thiết kế bản vẽ thi công phòng sạch đạt chuẩn GMP cũng đóng một vai trò quan trọng vì sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chất lượng của phòng sạch khi đưa vào hoạt động.

Các bước thực hiện bản vẽ thiết kế phòng sạch

Các bước thực hiện bản vẽ thiết kế phòng sạch

Quy trình thiết kế bản vẽ tiêu chuẩn hiện nay sẽ bao gồm các bước sau:

Bước 1: Tiếp nhận thông tin thiết kế phòng sạch từ phía khách hàng

Đầu tiên khi tiếp nhận thông tin của một dự án thì những người phụ trách bên kinh doanh sẽ làm việc trực tiếp từ khách hàng. Vì cần phải nhận định được phòng sạch được ứng dụng trong lĩnh vực nào. Bước này rất quan trọng, nếu không nắm được không tin và yêu cầu của khách hàng thì khó có thể biết khái quát được dự án, sẽ mất rất nhiều thời gian để trao đổi lại với khách hàng.

Bước 3: Khảo sát hiện trạng khu vực lắp đặt phòng sạch

Tìm hiểu kỹ về không gian, khu vực khách hàng muốn lắp đặt phòng sạch. Nếu ở xa, bạn nên yêu cầu khách hàng gửi hình ảnh chụp thực tế và chi tiết khu vực đó. Trường hợp khách hàng gửi thông tin chưa rõ, chúng ta cần phải thực hiện đi khảo sát thực tế địa hình cũng như vị trí thi công dự án, qua đó ta có thể tính toán một cách chính xác hơn.

Một số lưu ý trong bước này là khi đi khảo sát thực tế, bạn nên chụp hình lại có thể quay một đoạn video chi tiết về khu vực thi công phòng sạch để tránh tình trạng khi đi khảo sát về mà vẫn chưa có đầy đủ dữ liệu để hỗ trợ thiết kế.

Bước 3: Thiết kế bản vẽ phòng sạch

Với bước thứ 3 là giai đoạn quan trọng nhất, yêu cầu phải thật cẩn thận để lên các phương án bố trí thiết kế và lựa chọn các thiết bị phòng sạch.

Đối với nhà máy thì phải tính toán phù hợp với dây chuyền sản xuất. Sau khi thiết kế sơ bộ bản vẽ thì sẽ đến giai đoạn tính toán. Đối với phòng sạch thì quan trọng nhất là hệ thống điện và hệ thống HVAC.

Bước 4: Kiểm tra lại toàn bộ bản vẽ thi công phòng sạch

Sau khi hoàn thành bản vẽ, cần phải in ra để đánh giá nội dung và kiểm tra lại toàn bộ để chắc rằng không có sai sót. Đây được xem như là giai đoạn cuối cùng của việc thiết kế bản thi công phòng sạch.

Các nội dung trong bản vẽ xây dựng phòng sạch

Các nội dung trong bản vẽ xây dựng phòng sạch

Thể hiện mặt bằng công năng phòng sạch

Lý do thức hiện bước này đâu tiên là để chúng ta thấy cách bố trí cửa ra vào và đường đi đã hợp lý chưa. Nếu không phù hợp, cần phải nhanh chóng xử lý trước khi tiến hành thi công các nội dung khác.

Bản thiết kế hệ thống vách trần sàn

Vách ngăn trần sàn nằm trong hạng mục xây dựng cần được thể hiện rõ vật liệu sử dụng, độ cao trần bao nhiêu, trần sử dụng vật liệu gì. Loại cửa, kích thước khi mở cửa. Toàn bộ đều được thể hiện và ghi chú rõ ràng trong bản vẽ và kem theo bản chi tiết.

Thông thường thì vách và trần phòng sạch sẽ sử dụng các Panel chống tĩnh điện với độ dày từ 50-150mm tùy thuộc vào từng loại phòng sạch. Việc này giúp giảm tối đa khả năng xảy ra hiện tượng nhiễm điện vào các thiết bị phòng sạch và thiết bị sản xuất. Ngoài ra đối với một số phòng sạch sản xuất chuyên dụng sẽ đòi hỏi thêm một số phương pháp khác.

Sàn phòng sạch có thẻ dùng Vinyl hoặc sàn epoxy chống tĩnh điện. Những phòng sạch với tiêu chuẩn Class cao hơn thì sẽ sử dụng sàn nâng chống tính điện để đảm bộ độ sạch và chống hiện tượng nhiễm điện trong phòng sạch.

Bản vẽ thiết kế hệ thống gió phòng sạch

Hệ thống điều hòa trong phòng sạch cực kỳ quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến các yếu tố như nhiệt độ, độ ẩm, áp suất và độ sạch trong phòng sạch.

Hệ thống thông gió và điều hòa không khí phòng sạch cần được thể hiện rõ theo yêu cầu của từng khu vực, điển hình như: Áp xuất không khí, độ ẩm và nguyên lý gió. Ta cần phải tách các phần ra các bản vẽ khác nhau để tránh nhầm lẫn khi thi công.

Các thiết bị điều hòa thông gió phòng sạch thông thường sẽ là AHU, BFU, HEPA, FFU,… Mỗi thiết bị sẽ có một vai trò khác nhau trong phòng sạch.

Sơ đồ thiết kế điện

Sơ đồ thiết kế điện

Tương tự như các hạng mục khác, mỗi hạng mục cần phải thể hiện được nội dung chính của nó. Đối với hệ thống điện sẽ có các phần sau:

Hệ thống điện điều khiển phòng

Vì phòng sạch là môi trường buộc phải không chế về độ ẩm cũng như nhiệt độ. Hiện tại thì có hai phương pháp điện điều khiển phòng sạch phổ biến tại Việt Nam là : Điện điều khiển trung tâm BMS và điều khiển bằng PLC.

Hệ thống điện động lực

Trong hệ thống điện động lực hoạt động trong phòng sạch sẽ được phân loại như sau:

  • Hệ thống điện nhẹ
  • Hệ thống điện chiếu sáng
  • Hệ thống điện lực
  • Hệ thống điện cho thiết bị sản xuất
  • Hệ thống điện cấp nguồn
  • Hệ thống điện hoạt đông các thiết bị khác

Bản vẽ thiết kế các hệ thống phụ trợ phòng sạch

Ngoài những danh mục kể trên thì còn các hệ thống phụ trợ khác cho phòng sạch như:

  • Hệ thống báo cháy, chữa cháy
  • Hệ thống khí nén
  • Hệ thống xử lý chất thải

Chú ý khi thiết kế bản vẽ phòng sạch

Chú ý khi thiết kế bản vẽ phòng sạch

Bản vẽ cần thể hiện rõ các thành phần, sắp xếp các hạng mục một cách khoa học. Mỗi hạng mục lên thêm các chi tiết để người đọc dễ hiểu bản vẽ.

Điền đầy đủ thông tin như: Số thứ tự, ký hiệu, tên bản vẽ, ngày tháng thực hiện bản vẽ và các thông tin chú ý khác.

Thể thiện rõ các nét chính và nét phụ một cách rõ ràng trong bản vẽ. Tránh sử dụng các nét chính tương đương nét phụ.

Thực hiện bản vẽ thiết kế phòng sạch một cách thống nhất, font chữ ghi chú, font ký hiệu, font tên bản vẽ. Không nên sử dụng font chữ khác nhau với cùng một hạng mục để tránh gây nhầm lẫn cho quá trình thi công phòng sạch (xem chi tiết tại gmpgroups.com.vn/solution/dich-vu-thi-cong-phong-sach-dat-chuan-gmp/)

Kết luận

Đối với các nội dung cơ bản của bản vẽ thiết kế phòng sạch cơ bản thì Warmgun.com đã nêu ra ở trên. Tuy nhiên theo GMP Groups, trong quá trình thi công sẽ khó tránh khỏi sai sót và phát sinh thêm nhiều thứ so với trong thiết kế. Vì vậy chúng tôi khuyên bạn nên kiểm tra kỹ trước khi đóng gói bản vẽ và xuất bản.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *