Là một nhà quản trị website, chắc hẳn bạn rất quen thuộc với khái niệm “website chuẩn SEO” rồi, do đó mục tiêu của mọi nhà quản trị website đều là làm sao để website thân thiện với kênh tìm kiếm, mà tiêu biểu ở đây là Google. Việc phân tích website sẽ giúp bạn thống kê được hành vi của người tiêu dùng, nắm bắt được nhu cầu và xu hướng thị trường, đồng thời tìm ra phương pháp tối ưu hóa website của mình. Dưới đây là một số công cụ đánh giá website, phân tích website hiệu quả nhất mà Warmgun xin gợi ý cho bạn. Ngoài ra nếu bạn cần tối ưu web cho nhiều mục đích có thể tham khảo dịch vụ tối ưu web của Mona Media để được hỗ trợ tối ưu, chỉnh sửa, nâng cấp web cho các mục đích SEO, Marketing, chuyển đổi, giao diện, tốc độ web,…
Các công cụ đánh giá website, phân tích website hiệu quả nhất
Google Analytics
Chắc hẳn khi nhắc đến kênh tìm kiếm phổ biến nhất thì đáp án chắc chắn chính là Google, do đó Google Analytics là công cụ phân tích website hàng đầu dùng để đánh giá website. Nó có thể tạo ra các bảng thống kê từ tổng quát đến chi tiết như lượt view trang web, thời gian ở lại web, tỷ lệ thoát trang, tỷ lệ phản hồi… trên website chỉ định. Việc sử dụng nó cũng rất đơn giản, bạn chỉ cần dùng địa chỉ email dùng để quản trị website đăng ký tài khoản với Google, sau đó chọn chọn Access Google Analytics thì hệ thống sẽ tự động dẫn bạn đến phần phân tích. Vậy là bạn có thể dễ dàng nhìn thấy mọi số liệu phân tích bạn cần cho website.
Google Webmaster
Bên cạnh người anh em Google Analytics, Google còn có một công cụ miễn phí và hoạt động hiệu quả không kém, đó chính là Google Webmaster. Người ta thường nhầm lẫn hai công cụ này với nhau. Trên thực tế, Google Analytics sẽ tập trung phân tích website và đo lường số người truy cập, còn Google Webmaster sẽ cho bạn thấy đánh giá của công cụ tìm kiếm đối với “sức khỏe” website của mình, từ đó có biện pháp tối ưu hóa chúng tốt hơn. Cụ thể, chúng sẽ báo cáo cho bạn những thông tin về lỗi server cũng như lỗi 404, thêm sitemap, ẩn link trên website…
Alexa
Alexa dù là một công cụ tìm kiếm nhưng người ta sử dụng chủ yếu để theo dõi thứ hạng trên website, thể hiện cho bạn thấy độ phổ biến của website bạn, cho biết chính xác lượng truy cập trang web sau đó thống kê và phân tích một cách tự động. Một điểm mạnh của Alexa chính là có thể đo lường những website khác, đặc biệt là website mà bạn muốn cộng tác hay website của đối thủ. Trong Alexa còn có một thang đo gọi là Alexa Rank, kết hợp đánh giá từ Page Views và số lượng Reach. Chỉ số này là thước đo ghi nhận sư đóng góp thiết thực của các webmaster với cộng đồng và là cơ sở giúp người quản trị website một cách hiệu quả.
KissMetrics
Kissmetircs là công cụ giúp bạn phân tích thói quen của người tiêu dùng trên các website bán hàng. Từ các số liệu phân tích trên, bạn có thể tìm ra giải pháp bán hàng hiệu quả nhất. Hay nói cách khác, Kissmetric giống như một phần kỹ thuật chuyên sâu hơn của Google Analytics “Google Analytics cho bạn biết điều gì đang xảy ra. Kissmetrics cho bạn biết ai đứng sau điều đó”. Nó không hề giới hạn số lượng báo cáo, giới hạn các thử nghiệm A/B, phân đoạn dữ liệu… và giúp bạn biết cụ thể giá trị của người dùng truy cập website.
Ahrefs
Ahrefs là một trong những công cụ hỗ trợ SEO tốt nhất hiện nay, tập trung vào phân tích backlink của website để từ đó đưa ra những chiến lược marketing phù hợp, được nhiều người làm marketing sử dụng. Ngoài ra thì Ahrefs cũng đang phát triển nhiều tính năng khác như theo dõi keywords, theo dõi traffic cũng như đưa ra những gợi ý để bạn có thể cải thiện chất lượng website, từ đó nâng cao thứ hạng trên các công cụ tìm kiếm.
Ahrefs dễ sử dụng, chỉ cần đăng ký tài khoản, đăng nhập và nhập url cần kiểm tra vào thanh tìm kiếm, mọi thông tin của website đều được trả về. Thử kiếm tra một website như hình dưới.
Semrush
Semrush được xem là một trong những công cụ phân tích chỉ số website cũng như nghiên cứu từ khóa và phân tích đối thủ hàng đầu hiện nay. Điều này sẽ giúp bạn hiểu rõ tình hình website hiện nay của công ty cũng như đối thủ để có cái nhìn chính xác và phương án tối ưu website phù hợp. Semrush không chỉ nghiên cứu về backlink, phân tích dữ liệu quảng cáo mà nó còn gợi ý các từ khóa SEO mà các đối thủ trên thị trường sử dụng để bạn có nguồn tham khảo xác đáng. Cơ chế hoạt động của nó chính là nhờ vào những con bot thu thập dữ liệu tìm kiếm của top 20 cái tên trên bảng xếp hạng kết quả tìm kiếm, và đương nhiên còn có cơ chế tự loại bỏ những dữ liệu spam.
Bugnet
Bugnet là một công cụ lập trình được Microsoft giới thiệu nhằm mục đích rà soát lỗi cho những website, chương trình được viết bằng ngôn ngữ .NET hay C#, với nhiều tính năng hỗ trợ mạnh mẽ, Bugnet được cho rằng có thể phát hiện và thông báo hầu hết các lỗi thường gặp hiện nay, giúp các lập trình hạn chế code lỗi cũng như tối ưu hệ thống được tốt nhất.
Các tiêu chí phân tích, đánh giá website
Nội dung tối ưu SEO
Người ta nói rằng “Content is king”, quả thật như thế. Dù thuật toán để đánh giá chuẩn SEO có thay đổi theo thời gian, nhưng nội dung vẫn chiếm yếu tố quan trọng khi đánh giá một thiết kế website chuẩn SEO hay không. Nội dung trên website của bạn để đảm bảo nó “chuẩn SEO” thì phải tuân thủ một số nguyên tắc cơ bản sau: nói đúng trọng tâm chủ đề, chứa từ khóa chính mà đặc biệt từ khóa chính phải có trong URL, nằm ở vị trí đầu tiên của thẻ Title, được sử dụng trong Headline, độ lặp lại ít nhất 2 lần. Cấu trúc nội dung phải được phân chia rõ ràng, có title, sapo, headline từng phần nhỏ, thường xuyên được cập nhật đều đặn, tiêu đề của hình ảnh minh họa nên ngắn gọn, đầy đủ, vắn tắt, hướng đến nội dung từ khóa, và Anchortext cũng nên chứa từ khóa chính.
Nội dung mang lại giá trị thiết thực
Nội dung không thể gọi là “vàng” nếu nó không mang lại giá trị thiết thực cho người đọc. Có rất nhiều người viết nội dung bị sa đà vào việc viết nội dung sao cho đủ từ khóa, đủ độ dài… nhưng lại không chú ý tính chất nội dung của mình liệu đã trôi chảy, mạch lạc, thậm chí có phải là độc đáo duy nhất, và nên tránh đừng để Google đánh dấu nội dung của bạn là spam từ trang web khác. Nội dung càng đánh trúng nhu cầu người dùng, họ sẽ càng ở lại trên website lâu hơn, từ đó điểm website trên các công cụ phân tích cũng sẽ tăng đáng kể. Những thông tin thể hiện trên website, đặc biệt là thông tin sản phẩm của các trang web bán hàng trực tuyến cần phải sát với sản phẩm thực tế, không nên phóng đại quá mức.
Website nên hướng đến chia sẻ mạng xã hội
Có thể bạn chưa biết rằng mạng xã hội là yếu tố giúp website cộng thêm điểm trên công cụ tìm kiếm. Do đó, thiết kế web mona nhận định rằng website càng tích hợp chặt chẽ với mạng xã hội, công cụ phân tích website sẽ dễ dàng cho điểm web của bạn cao hơn hẳn những web khác. Hơn nữa từ mạng xã hội, bạn có thể thu hút vô số người truy cập về website của mình. Để một website hướng mạng xã hội, bạn cần xây dựng domain mô tả rõ ràng và hạn chế ký tự, phải nhúng link mạng xã hội vào nơi dễ nhìn thấy trên website và add – on của mạng xã hội nên được tích hợp đầy đủ.
Tốc độ tải trang
Để công cụ đánh giá website đánh giá tốt, tốc độ tải trang là yếu tố quan trọng, bởi nó phản ánh về chất lượng website cũng như ảnh hưởng trực tiếp đến trải nghiệm người truy cập web. Rõ ràng một website load quá lâu sẽ khiến tỷ lệ người ở lại hay đánh giá website giảm sút. Công ty thiết kế website nhập hàng cho biết rằng, phần lớn khách hàng khi cần sử dụng dịch vụ đặt hàng họ sẽ lập tức thoát ra ngoài nếu phải chờ quá 5s. Chính vì vậy nhằm tối ưu hóa tốc độ tải web, bạn nên bắt đầu từ khi mới xây dựng website, chẳng hạn như chọn dịch vụ hosting uy tín, cài đặt plugin phù hợp, tối ưu hóa mã code hay mã CSS… Công việc này là công việc nên đầu tư dài hạn nếu bạn không muốn phải thường xuyên vá lỗi tải trang, kéo theo thứ hạng website tuộc dốc trầm trọng.
Trên đây là những tiêu chí giúp bạn xây dựng website chuẩn SEO cũng như những công cụ đánh giá website giúp bạn đo lường thành quả của mình. Chúc bạn thành công!